CHƯƠNG MASCO: 0905.645.345

Không có biển cấm, đỗ xe ở 11 nơi này vẫn bị phạt

Ngày đăng: 08-09-2019

Ai cũng biết không được phép dừng, đỗ xe ở những nơi có biển cấm dừng, đỗ. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý ở 11 nơi này dù không có biển cấm, lái xe vẫn không được dừng, đỗ xe.

11 vị trí cấm dừng, đỗ xe

Người điều khiển phương tiện không được dừng, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

1

Bên trái đường một chiều

2

Trên cầu, gầm cầu vượt

3

Song song với một xe khác đang dừng, đỗ

4

Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất

5

Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường

6

Nơi dừng của xe buýt

7

Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức

8

Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe

9

Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau

10

Trong phạm vi an toàn của đường sắt

11

Che khuất biển báo hiệu đường bộ


Theo đó, tại 11 vị trí nêu trên dù có hay không có biển báo cấm đỗ xe, cấm dừng xe và đỗ xe hay không thì người lái xe cũng không được dừng xe, đỗ xe.
 

Biển báo cấm dừng, đỗ xe


được dùng để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe. Biển cấm các loại xe dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển, bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí được đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí có biển P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”).

biển cấm dừng và đỗ xe
Biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” - Biển số P.130
 

Biển “Cấm đỗ xe” - Biển số P.131 (a, b, c) để báo nơi cấm đỗ xe. Trong đó:

- Biển số P.131a cấm các loại xe đỗ ở phía đường có đặt biển;

- Biển số P.131b cấm các loại xe đỗ ở phía đường đặt biển vào ngày lẻ;

- Biển số P.131c cấm đỗ xe vào các ngày chẵn.

biển cấm đỗ xe
Biển cấm đỗ xe - Biển số P.131 (a, b, c) 
 

 
Top 7 Sav
 
 
 

Không có biển cấm, dừng, đỗ xe vẫn bị phạt

không có biển cấm đỗ có được đỗ xe

Không có biển cấm đỗ có được đỗ xe không? (Ảnh minh họa)


Theo đó, khi dừng, đỗ xe tại những nơi không được dừng, đỗ xe người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể:

- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng, nếu gây tai nạn giao thông còn bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng (điểm đ khoản 3, điểm c khoản 12 Điều 5).

- Đối với xe máy:

+ Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng, nếu gây tai nạn sẽ tước GPLX từ 02 - 04 tháng (điểm h khoản 3, điểm c khoản 12 Điều 6)

+ Dừng xe, đỗ xe trên cầu: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng, nếu gây tai nạn sẽ tước GPLX từ 02 - 04 tháng (điểm d khoản 4, điểm c khoản 12 Điều 6)

- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng, tước GPLX từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn (điểm đ khoản 2, điểm điểm b khoản 9 Điều 7).