CHƯƠNG MASCO: 0905.645.345

Dạy người dân lái xe để thi hay để lái an toàn?

Ngày đăng: 10-09-2019

- Vượt đèn đỏ đang là "chuyện thường ngày ở huyện" và phố, ra khỏi nhà gặp liền. Liệu người vượt đèn đỏ có biết đó là phạm luật không? Có biết đang gây ra nguy hiểm cho chính mình và người khác không? E rằng câu trả lời luôn là có.

 

 

Dạy người dân lái xe để thi hay để lái an toàn? - Ảnh 1.

 

Như vậy, vấn đề không chỉ là người lái xe có bao nhiêu kiến thức, kỹ năng về pháp luật và an toàn giao thông mà còn là những kiến thức, kỹ năng đó có được sử dụng hay không.

Năm 2002, các nhà khoa học thuộc Khoa Tâm lý học (Đại học Turku, Phần Lan) đã công bố một kết quả nghiên cứu quan trọng và nó được sử dụng rộng rãi cho nghiên cứu và đào tạo, sát hạch lái xe tại Châu Âu cho đến nay. Đó là ma trận mục tiêu đào tại lái xe (GDE matrix).

Dưới góc độ tâm lý học nhận thức, hành vi lái xe của một người là kết quả của quá trình lâu dài trong cuộc sống người đó. Quá trình này được chia làm bốn cấp độ và cấp độ cao có ảnh hưởng quyết định đến cấp độ thấp.

Ví dụ, một người lái xe có đầy đủ kiến thức và kỹ năng vận hành xe (cấp độ 1) cũng như khả năng phán đoán, xử lý tình huống giao thông (cấp độ 2) nhưng có lối sống ích kỷ (cấp độ 4) thì sẽ lái xe không an toàn.

Dạy người dân lái xe để thi hay để lái an toàn? - Ảnh 2.

Chấp hành an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi công dân- Ảnh: TTO

Anh ta sẽ lấn làn, chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ vì lợi ích bản thân, dĩ nhiên là trong bối cảnh không bị kiểm soát. Chính năng lực vận hành xe và làm chủ tình huống giao thông sẽ làm cho người này tự tin hơn để tìm kiếm lợi ích riêng khi lái xe.

Ở mỗi cấp độ, có ba yếu tố tạo nên hành vi lái xe. Trong đó, khả năng tự đánh giá là một công cụ quan trọng cho đào tạo lái xe và cho tự phát triển năng lực sau đào tạo. Ví dụ, người lái xe tự đánh giá được những hạn chế về sức khỏe hoặc khả năng lái xe của mình sẽ không cố lái khi mệt mỏi hay trong thời tiết xấu để rồi gây tai nạn.

 

 

Cấp độ hành vi lái xe

 

 

Kiến thức và kỹ năng

 

 

Nhận thức nguy cơ

 

 

Khả năng tự đánh giá

 

 

4. Mục tiêu cuộc sống và kỹ năng sống

 

 

Phong cách sống, tuổi, nhóm xã hội, văn hóa, vị trí xã hội,.. trong hành vi lái xe

 

 

Tìm kiếm cảm giác

Công nhận nguy cơ

Các quy tắc nhóm xã hội

Áp lực của bạn bè

 

 

Năng lực hướng nội

Các điều kiện tiên quyết cá nhân

 

 

3. Mục tiêu và bối cảnh lái xe

 

 

Cách thức lựa chọn

Lựa chọn thời gian

Vai trò của các động cơ hành động

Kế hoạch lộ trình

 

 

Chất kích thích, mệt mỏi

Đường trơn

Giờ cao điểm

Những hành khách trẻ

 

 

Động cơ cá nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn

Tư duy phản biện

 

 

2. Làm chủ các tình huống giao thông

 

 

Luật lệ giao thông

Sự hợp tác trên đường

Nhận thức nguy hiểm

Hành động tự động hóa

 

 

Bất tuân luật lệ

Bám sát xe

Đường trơn

Những đối tượng dễ gặp nguy hiểm

 

 

Điều chỉnh kỹ năng lái xe

Phong cách lái xe cá nhân

 

 

1. Vận hành xe

 

 

Chức năng vận hành xe

Các hệ thống bảo vệ

Điều khiển xe

Các quy luật vật lý

 

 

Không cài dây an toàn

Sự cố các hệ thống xe

Lốp quá mòn

 

 

Điều chỉnh kỹ năng điều khiển xe

 

Ma trận mục tiêu đào tạo lái xe. Nguồn: ec.europa.eu

 

Cũng từ ma trận mục tiêu này, các nhà nghiên cứu đã đề xuất những nội dung, phương cách hiệu quả cho đào tạo lái xe trên đường, trong hình và ở lớp học. Đặc biệt là đào tạo nâng cao nhận thức về nguy hiểm, rủi ro được nhấn mạnh để tạo ra thay đổi ở cấp độ 4.

Như vậy, vượt đèn đỏ không chỉ đơn giản là do thiếu ý thức và hành vi này, cũng như những hành vi sai trái khác trong giao thông, là có thể thay đổi được sau quá trình đào tạo lái xe.         

Tuy nhiên, đáng tiếc là chương trình đào tạo lái xe hiện nay ở nước ta lại không có mục tiêu mà chỉ quy định nội dung và thời lượng. Trong giáo dục nghề nghiệp, một mục tiêu đào tạo chính là năng lực mà người học có được sau khi học xong.

Với giáo viên, mục tiêu là cái cần đạt được sau tiến trình dạy học của từng bài, từng chương và toàn bộ môn học trong mối liên hệ với các môn học khác. Với người học, mục tiêu vừa là đích đến vừa là chuẩn để tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, từ đó có kế hoạch tự điều chỉnh việc học tập cho tiến bộ hơn.

Dạy người dân lái xe để thi hay để lái an toàn? - Ảnh 3.

Một góc trường tập lái xe - Ảnh: TTO

Với cơ quan quản lý nhà nước, mục tiêu, được quy định phải công bố rộng rãi, là một trong những cơ sở để đánh giá, kiểm định và nâng cao chất lượng đào tạo. Và với xã hội nói chung, mục tiêu còn là căn cứ để nhìn nhận và đánh giá uy tín một cơ sở đào tạo.

Cho nên, vì không xác định mục tiêu nên giáo viên và người học lái xe sẽ tập trung vào "học để thi", chứ không phải để hình thành năng lực. Hậu quả là đủ thứ "mẹo thi" lý thuyết và thực hành xuất hiện, thậm chí là "chống trượt" hoặc "bao đậu" như báo chí đã phản ánh.

Tương tự, biện pháp quản lý nhà nước sẽ tập trung vào "giám sát", "tăng cường", "siết chặt" về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn giáo viên, sổ sách quản lý đào tạo, công tác sát hạch chứ chưa chạm đến năng lực của người học.

Không có mục tiêu nên khó mà đánh giá được sau khi học xong người ta có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để lái xe hay không? Bài sát hạch có đủ độ khó để đảm bảo cho người đạt nó ra đường an toàn hay không? Trong khi chính người đứng đầu Tổng cục Đường bộ đã đề nghị sửa đổi bộ câu hỏi sát hạch lái xe "theo hướng phù hợp với thực tế" từ năm 2016. Ngoài ra, trong chương trình đào tạo, nội dung về nhận thức nguy hiểm, rủi ro đang khá là ít ỏi và giản đơn.

Tất nhiên là giao thông Việt Nam khác với Châu Âu, nên đào tạo lái xe cũng khác. Khó mà "bê nguyên xi" ma trận GDE về, nhưng tại sao ta lại không có mục tiêu đào tạo lái xe?

        

 
Ths. NGUYỄN XUÂN TRUNG